Bạn đang cần dịch thuật cho những tài liệu quan trọng, có tính pháp lý cao và đảm bảo tính chính xác? Dịch thuật công chứng là giải pháp hoàn hảo cho bạn! Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về dịch thuật công chứng, tại sao nó quan trọng và các bước dịch thuật công chứng mà bạn không thể bỏ qua.
Dịch thuật công chứng là gì?
Dịch thuật công chứng là quá trình chuyển đổi văn bản từ một ngôn ngữ (ví dụ: tiếng Việt) sang ngôn ngữ khác (ví dụ: tiếng Anh) đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin, từ đó tạo ra các bản dịch hợp pháp và chấp nhận được trong các cơ quan chính phủ và hệ thống pháp lý.
Dựa trên đơn vị thực hiện chứng thực bản dịch có thể chia thành 2 loại : dịch thuật công chứng tư nhân và dịch thuật công chứng tư pháp.
- Chứng thực bản dịch tại văn phòng công chứng được gọi là công chứng tư nhân. Quá trình dịch thuật tại văn phòng công chứng sẽ thông qua bởi biên dịch đã được kiểm tra trình độ và ký hợp đồng với văn phòng công chứng. Sau đó, bản dịch sẽ được chứng thực bởi công chứng viên làm việc tại văn phòng công chứng đó.
- Chứng thực bản dịch tại Phòng Tư pháp (các quận, huyện) được gọi là công chứng tư pháp. Cũng như dịch thuật công chứng tư nhân, quá trình dịch thuật tại Phòng Tư pháp sẽ thông qua bởi biên dịch đã được kiểm tra trình độ và ký hợp đồng với Phòng Tư pháp. Sau đó, bản dịch sẽ được chứng thực bởi cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền.
Tại sao phải dịch thuật công chứng?
Dịch thuật công chứng là cần thiết vì những lý do sau:
- Dịch thuật công chứng đáp ứng yêu cầu về pháp lý: Trong một số trường hợp, các văn bản nói chung hoặc hợp đồng phải được cung cấp bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia hay tổ chức. Dịch thuật công chứng giúp đảm bảo rằng các tài liệu này đáp ứng yêu cầu pháp lý của nước nhận.
- Công nhận chính thức: Việc dịch thuật công chứng được thực hiện bởi những người có chứng chỉ dịch thuật công chứng, chứng nhận bởi các cơ quan chính phủ. Những tài liệu dịch thuật công chứng được công nhận chính thức và có giá trị pháp lý tương đương với tài liệu gốc.
- Giao tiếp đa ngôn ngữ: Trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa, việc dịch thuật công chứng giúp giao tiếp dễ dàng hơn giữa các quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân nói tiếng ngôn ngữ khác nhau. Điều này hỗ trợ hợp tác và trao đổi thông tin hiệu quả.
- Công việc và giáo dục: Trong các văn bằng, bằng cấp, hồ sơ công việc, hay các tài liệu giáo dục khác, dịch thuật công chứng giúp du học, xin việc, học tập ở nước ngoài trở nên dễ dàng hơn.
- Hồ sơ pháp lý cá nhân: Trong nhiều trường hợp, việc xin visa, quốc tịch, hôn nhân, gia đình và các vấn đề liên quan đến hồ sơ cá nhân yêu cầu dịch thuật công chứng.

Các bước dịch thuật công chứng
Để thực hiện dịch thuật công chứng một cách chính xác và đáng tin cậy, có một số bước quan trọng không thể bỏ qua. Dưới đây là các bước cơ bản trong quá trình dịch thuật công chứng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần dịch thuật và công chứng. Tài liệu cần dịch thuật sẽ được gửi đến Phòng Tư pháp hoặc Văn phòng công chứng, công chứng viên sẽ là người tiếp nhận giấy tờ, tài liệu cần dịch thuật, kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Sau khi kiểm tra và thấy hồ sơ đã đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật , công chứng viên sẽ thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Nếu hồ sơ không đầy đủ pháp lý, công chứng viên sẽ ghi phiếu hướng dẫn yêu cầu bổ sung giấy tờ thiếu hoặc ghi rõ lý do từ chối chấp nhận.
Bước 2: Sau khi đã kiểm tra giấy tờ đầy đủ pháp lý, công chứng viên sẽ giao lại giấy tờ, văn bản cần dịch cho cộng tác viên đã ký hợp đồng tại văn phòng để dịch thuật. Sau đó cộng tác viên sẽ tiến hành dịch thuật giấy tờ, văn bản được giao.
Bước 3. Biên dịch viên chịu trách nhiệm biên dịch bản dịch đó phải ký tên mình vào tất cả các trang của bản dịch. Sau đó bản dịch sẽ được chuyển đến cho công chứng viên. Công chứng viên sẽ chứng nhận chữ ký của biên dịch đúng là chữ ký của cộng tác viên – người tiến hành biên dịch. Chứng nhận nội dung trên bản dịch đúng với bản gốc và không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội. Công chứng viên tiến hành ghi lời chứng, ký tên vào từng trang của bản dịch và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Bản dịch sẽ được đóng dấu “Bản dịch” ở phía trên bên phải của tài liệu. Bản dịch sẽ được đính kèm với bản photo của bản gốc, bản photo của bản gốc sẽ ở sau lời chứng và đóng dấu giáp lai chung.
Bước 4. Trả lại giấy tờ, văn bản đã công chứng xong cho khách hàng. Sau khi xác nhận nộp phí đầy đủ, bộ phận thu phí sẽ xác nhận và trả đầy đủ giấy tờ, tài liệu đã hoàn thiện cho khách hàng.